Tủ ATS là gì? Phân loại và chức năng của tủ ATS

Tủ điện ATS là gì, phân loại và chức năng của tủ điện ATS

Tủ điện ATS có vai trò gì, phân loại và ứng dụng của tủ điện ATS như thế nào các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này để được giải đáp vấn đề này

Tủ điện ATS là gì, tủ điện ATS có phân loại, chức năng, cấu tạo và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống các bạn hãy cùng MBA tìm hiểu ngay sau đây.

Tủ chuyển nguồn tự động ATS

1. Tủ điện ATS là gì

Tủ điện ATS là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi điện lưới mất thì máy phát tự động khởi động và đóng điện cho phụ tải. Khi nguồn lưới phục hồi thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát.

2. Phân loại tủ điện ATS

Có các loại tủ điện ATS sau:

  • Tủ điện ATS 1 nguồn điện lưới, 1 nguồn máy phát điện dự phòng
  • Tủ điện ATS 2 nguồn điện lưới , 1 nguồn máy phát điện dự phòng
  • Tủ điện ATS 1 nguồn điện lưới , 2 nguồn máy phát điện dự phòng
  • Tủ điện ATS 1 nguồn điện năng lượng gió (wind generator), 1 nguồn điện lưới dự phòng
  • Tủ điện ATS 1 nguồn điện năng lượng mặt trời ( solar generator ),1 nguồn điện lưới dự phòng
  • Tủ điện ATS 1 nguồn điện lưới, 1 nguồn kích điện dự phòng (UPS – Inverter )

Ngoài ra, một hệ thống tủ điện ATS đầy đủ và hiệu quả là sử dụng được tối đa năng lượng sạch, tự động bảo dưỡng hệ thống, và duy trì nguồn điện liên tục.

3. Chức năng của tủ điện ATS

  • Chức năng chính của Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches) là chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng như máy phát điện khi mất nguồn chính điện lưới. Ngoài ra, tủ ATS thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp, sụt áp,… Tủ ATS sẽ tự động chuyển sang nguồn dự phòng và khi nguồn chính phục hồi bộ ATS sẽ tự động chuyển nguồn trở lại. Thời gian chuyển nguồn dự phòng có thể đạt được trong khoảng 5 ÷ 10s, khi điện lưới phục hồi, tủ ATS chờ một khoảng thời gian 10 ÷ 30s để xác định sự ổn định của nguồn lưới. Tủ ATS có 2 chế độ vận hành: tự động hoặc bằng tay. Trước mặt tủ có các nút ấn, màn hình LCD và có hệ thống đèn chỉ thị để người vận hành điều chỉnh được thời gian chuyển mạch, chế độ hoạt động.
  • Tủ điện ATS có cổng truyền thông để dễ dàng kết nối tại chỗ với Máy tính để hiệu chỉnh thông số, nó có sẵn mô đun truyền thông MODBUS. Tủ ATS được thiết kế để đảm bảo các thiết bị đóng ngắt như ACB/MCCB có sự ràng buộc với nhau đảm bảo vận hành an toàn. Có khả năng tích hợp với hệ thống tủ phân phối tổng MSB và tủ bù công suất để nâng cao tính linh hoạt trong hệ thống có nhiều nguồn, nhiều máy phát, để cung cấp điện liên tục cho các phụ tải quan trọng.
  • Tủ điện ATS có thể tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa thông qua việc sử dụng bộ điều khiển PLC của các hãng như: Siemens, Mitsubishi…
  • Cấu tạo tủ ATS

4. Cấu tạo tủ điện ATS

4.1 Hiển thị:
a. Mặt tủ:

– Đèn MAIN: đèn báo điện lưới

– Đèn GEN: đèn báo điện máy phát

– Đèn MAIN ON LOAD: báo đang cấp điện lưới cho tải

– Đèn GEN ON LOAD: báo đang cấp điện máy phát cho tải

b.Trong tủ :

– Đèn GOOD: đèn báo điện lưới nằm trong phạm vi cho phép

– Đèn ERROR: đèn báo điện lưới không đạt

– ……. và một số đèn báo khác

c. Công tắc điều khiển:

– Chuyển mạch MAIN – AUTO – GEN (chế độ của ATS)

MAIN: đóng điện lưới cho tải không điều kiện

GEN: đóng điện máy phát cho tải không điều kiện

AUTO: chạy tự động hoàn toàn

– Chuyển mạch AUTO – OFF  – TEST (chế độ của máy phát)

TEST: chạy máy phát bất kể điện lưới thế nào

AUTO: chạy tự động hoàn toàn

OFF: tắt máy phát hoàn toàn

4.2 Các thông số có thể điều chỉnh được bởi người sử dụng:
a. Phần ATS :

– Ngưỡng bảo vệ thấp áp của điện lưới (Main Voltage Sensing)

– Thời gian trễ để kiểm tra điện lưới đã hoàn toàn ổn định khi có điện trở lại (Retransfer)

– Thời gian trễ đóng điện lưới cho tải (Transfer)

– Thời gian chờ nóng máy phát ,điện máy phát ổn định để đóng điện máy phát cho tải (Warm up)

– Thời gian chờ làm nguội máy phát rồi tắt (Cool down)

b. Phần AUTO START MODULE (tùy chọn)

– Thời gian trễ khởi động máy phát, hoặc làm nóng máy phát (Delay start – Preheat)

– Chọn số lần khởi động máy phát (Select starting times)

– Thời gian khởi động (Start)

– Thời gian nghỉ giữa các lần khởi động (Idle)

– Thời gian cấp tín hiệu dừng máy (Stop – với loại Stop output)

Cấu tạo bên trong của tủ ATS

5. Ứng dụng của tủ điện ATS

Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay… nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, hay những vùng hay có sự cố mất điện lưới đột ngột.

MBA power nhà cung cấp tủ điện ATS chất lượng

MBA power không chỉ là nhà cung cấp, lắp đặt các loại tủ điện ATS, tủ điện các loại mà còn là nhà thầu chuyên thi công thiết kế các hệ thống điện, tủ điện công nghiệp trải qua hàng chục dự án lớn. Với đội ngũ kỹ sư điện, đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm của chúng tôi.

6. Lợi ích khi mua sản phẩm của MBA power

  • − Sản phẩm với linh kiện chính hãng, lắp đặt nhanh chóng, chất lượng
  • − Giá cả cạnh tranh
  • − Hỗ trợ vận chuyển, thiết kế, lắp đặt, thi công, hướng dẫn sử dụng tận nơi cho khách hàng
  • − Chế độ bảo hành từ 12 tháng trở lên cho mọi loại sản phẩm

>>Liên hệ ngay với bộ phận tư vấn để được phục vụ tốt nhất

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 188 Tam Bình, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 903.164.099

Hotline: 0948.459.257

Email: mayphatdienmba@gmail.com

Website: mayphatdienmba.vn  

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết về tủ điện ATS, mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích cho bạn.

Các bạn có thể theo dõi các bài viết khác:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những dòng máy phát điện được ưa chuộng tại Việt Nam

1. Máy phát điện Mitsubishi Máy phát điện Mitsubishi là sản phẩm của Công ty Mitsubishi Heavy Industries Nhật Bản có công suất lớn, chất lượng cao, tiết…

Cách sử dụng máy phát điện an toàn và tiết kiệm nhiên liệu

Ngày nay, máy phát điện là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong gia đình và cả trong các doanh nghiệp. Người trực…

Cách tính toán công suất máy phát điện

Cách tính toán công suất máy phát điện 1. Mục đích, nhu cầu tính toán công suất máy phát điện Khi chọn mua máy phát…

Hướng dẫn chọn máy phát điện

1. Về giá cả Bạn không nên ham rẻ mua các mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường, không có giấy…

Cách xử lý một số sự cố thường gặp của máy phát điện

Ngày nay, máy phát điện được sử dụng một cách rộng rãi trong gia đình và doanh nghiệp. Máy phát điện giúp đảm bảo nguồn…

Những lưu ý khi sử dụng máy phát điện dự phòng

Khi mua máy phát điện về không phải ai cũng biết sử dụng máy phát điện một cách an toàn và đúng cách. Chúng tôi xin liệt kê…
Máy phát điện xả khói xanh

Tại sao máy phát điện xả khói xanh?

Máy phát điện xả khói xanh là một hiện tượng rất quan trọng, cần được chú ý và khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu…

Cách khắc phục hiện tượng máy phát điện xả khói đen hoặc khói xám

Máy phát điện xả khói đen hoặc khói xám là biểu hiện máy phát điện đang uống nhiều dầu. Khắc phục sớm sẽ tiết kiệm…
Chia sẻ
Bỏ qua