Hướng dẫn tự bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện
Để tăng tuổi thọ của máy phát điện người sử dụng nên chú ý tới thời gian hoạt động của máy để tiện theo dõi và tiến hành bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
1/ Làm sạch lọc gió
Luôn giữ lõi lọc gió sạch sẽ, nếu lõi lọc gió bẩn sẽ làm giảm công suất động cơ.
Chú ý: Không chạy máy nếu như thiếu lọc gió. Nếu máy phát điện hoạt động trong môi trường nhiều bụi thì thường xuyên phải vệ sinh hơn.
2/ Thay dầu bôi trơn
Nổ máy chạy không tải đến khi đủ ấm, sau đó tắt máy bắt đầu quy trình thay như sau:
Mở thước thăm dầu.
Dùng khay chứa dầu đặt dưới chỗ xả dầu, mở ốc xả dầu, xả xong thì vặn ốc lại lại đúng lực siết quy định.
Đổ dầu từ từ, tránh bị chảy loang lổ ra ngoài máy, dùng thước thăm dầu kiểm tra mức dầu, mức dầu bám đến vạch cao nhất là tốt.
Chú ý: Phải thay lọc dầu theo định kì, nên thay dầu sau mỗi 100 giờ hoạt động để đảm bảo tuổi thọ của máy và hạn chế tối đa trục trặc trong quá trình vận hành.
3/ Thay nước làm mát
Kiểm tra mức nước làm mát thường xuyên sau khi tắt máy. Tháo nắp bộ tản nhiệt sau khi động cơ nguội và thêm nước làm mát nếu cần. Kiểm tra bộ tản nhiệt, cẩn thận loại bỏ hết vật vàn và bụi bẩn bám bên ngoài. Nếu két nước bị bụi bám vào bề mặt thì phải vệ sinh.
Nước làm mát là hỗn hợp bao gồm nước và dung dịch LCC
Tỉ lệ thích hợp của hỗn hợp LCC và nước là 30% – 50%. Nếu tỉ lệ thấp dưới 30% thì hiệu quả chống gỉ của hỗn hợp sẽ giảm.
Khi bổ sung LCC, cần phải sử dụng cùng nhãn mác và cùng nồng độ.
4/ Xả e (air) và nước trong nhiên liệu
Đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu, khi phải khởi động lại động cơ do cấp nhiên liệu thiếu.
Tháo “ống cấp nhiên liệu ra” để khử không khí sau đó đấu lại.
Khử không khí bằng cách sử dụng bơm cấp nhiên liệu trên bầu lọc nhiên liệu. Ấn bơm cấp nhiên liệu để đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu.
Kiểm tra đệm lò xo của bầu lọc nhiên liệu.
Sử dụng chìa vặn của bầu lọc lò xo để tháo đệm lò xo.
Rửa sạch bộ lọc và bôi một lớp dầu mỏng lên bề mặt bộ lọc, sau đó lắp lại. Không siết chặt quá.
Sau khi thay đệm lò xo cần phải đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu.
5/ Kiểm tra pin
Pin yếu hoặc hết pin là một trong các nguyên nhân phổ biến làm máy phát điện không hoạt động. Kiểm tra thường xuyên và sạc đầy pin, mức độ thẩm thấu và điện phân của pin cũng cần được kiểm tra. Làm sạch pin bằng khăn ẩm bất cứ khi nào bụi bẩn xuất hiện quá mức. Thay pin mới khi xuất hiện hiện tượng ăn mòn.
6/ Kiểm tra hệ thống xả
Kiểm tra các đường ống xả, các mối nối, mối hàn và miếng đệm. Gọi kỹ thuật viên đến sửa chữa ngay lập tức nếu phát hiện ra hiện tượng rò rỉ.
7/ Làm sạch máy phát điện
Không nên để không máy quá lâu không sử dụng. Động cơ được khuyến cáo nên bật ít nhất 30 phút mỗi 3 tháng 1 lần. Việc này giúp động cơ được bôi trơn, ngăn cản quá trình oxi hóa tại các tiếp điểm điện.
Vài hoạt động làm sạch đơn giản có thể thực hiện tại chỗ để giúp động cơ luôn sạch sẽ. Nhỏ dầu, lau chùi, kiểm tra bằng mắt thường…. Đảm bảo các đường ống và vành đai luôn ở tình trạng tốt. Việc kiểm tra thường xuyên còn có thể giúp tránh phiền toái khi côn trùng, chuột hay vài động vật nhỏ làm tổ trong thiết bị của bạn.
>> Nếu quý khách có nhu cầu thuê dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0948.459.257
MAI BẢO AN CAM KẾT CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG TỐT NHẤT VỚI GIÁ CẢ HỢP LÝ NHẤT!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!