5 yếu tố cần lưu ý khi sử dụng máy phát điện
1. Vị trí đặt máy
Không đặt máy ở dưới tầng hầm, nhà xe, trong gầm sàn… những nơi khép kín và gần hệ thống chắn gió. Trong lúc máy phát điện làm việc thì sẽ thải ra một lượng nhiệt, đặt máy nơi kín sẽ ảnh hưởng tới tản nhiệt của máy. Không đặt máy ở gần cửa sổ hay nơi thông vào nhà bạn, vì khi vận hành máy phát sẽ phát ra CO2 làm ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn như nghẹt thở, nhẹ thì bất tỉnh còn nặng có thể dẫn tới tử vong.
Đặt máy ở nơi khô ráo và trên một mặt phẳng khô ráo khi vận hành, thoáng mát và có mái che. Không để vật dụng không cần thiết xung quanh máy phát điện. Ta cần phải bảo vệ máy phát điện trong sử dụng để đảm bảo an toàn về điện, tránh vận hành khi trời mưa hay đang ẩm ướt để không bị điện giật.
2. Cách nối các thiết bị bên ngoài vào máy phát điện
Nên cắm các thiết bị ngoài vào trực tiếp máy phát điện khi các thiết bị có công suất nhỏ. Lưu ý là gắn làm sao cho đủ công suất của nó, nếu bị vượt quá công suất của máy phát điện thì máy phát của bạn sẽ bị tụt và lâu dài bị hư hỏng.
Người sử dụng không được nạp ngược là cắm máy phát điện vào ổ cắm trên tường nhà bạn, điều này làm cho máy phát điện trở thành máy biến thế và làm cho người trong gia đình hoặc hàng xóm bị điện giật liên tục.
3. Vận hành và sử dụng
Làm đúng theo qui trình vận hành máy phát điện, nếu làm sai máy dễ bị hư hỏng.
Không sử dụng máy phát quá mức công suất mà chỉ cần sử dụng 80% công suất định mức. Nếu dùng thiết bị có điện năng tiêu thụ lớn hơn điện của máy phát thì có thể làm cầu chì máy phát nổ hoặc làm hỏng các thiết bị kết nối máy.
Không nên chạm hay vận hành máy khi tay ướt để tránh bị điện giật. Chú ý không để trẻ em, vật nuôi tiếp xúc máy phát điện để tránh hậu quả đáng tiếc.
Khi máy chạy được 50-100 giờ thì nên cho máy thay nhớt. Đồng thời kiểm tra nhiên liệu, nước làm mát, quạt gió…xem có đủ tiêu chuẩn chất lượng hay không trước khi sử dụng.
4. Việc lưu trữ nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện
Chỉ nên dùng nhiên liệu theo sách hướng dẫn hoặc theo yêu cầu từ nhà sản xuất.Ví dụ không tự ý dùng xăng chạy cho máy dầu diesel, điều này làm máy dễ hư hỏng và không hoạt động.
Đổ nhớt đúng tiêu chuẩn, không được bớt hay thêm quá nhiều. Nếu thiếu nhớt thì máy nhanh hỏng và trầy xước động cơ bên trong.
Khi máy đang hoạt động mà muốn tiếp nhiên liệu thì phải tắt máy đi, để máy nguội rồi mới tiếp nhiên liệu, vì lúc máy đang nóng hoặc đang còn hoạt động mà tiếp nhiên liệu thì xăng dầu dễ bốc cháy. Nếu lỡ đổ nhiên liệu qua nhiều gây tràn thì nên để nhiên liệu bốc hơi bay hết rồi mới khởi động máy.
Không hút thuốc hoặc dùng lửa soi máy phát điện, cất trữ nhiên liệu trong bình đạt tiêu chuẩn chất lượng, để xa nơi sinh hoạt và xa nguồn nhiệt.
5. Việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho máy phát điện
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình vận hành máy phát điện nói riêng và các máy móc, thiết bị nói chung là vấn đề bảo trì, bảo dưỡng. Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như: kéo dài tuổi thọ máy, giảm thiểu sự cố không mong muốn.
Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện thường xuyên sẽ giúp phát hiện ra các hỏng hóc và các điểm không an toàn nhằm kịp thời khắc phục đảm bảo nguồn điện dự phòng luôn sẵn sàng khi cần thiết, giảm thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp của bạn trong trường hợp mất điện đột xuất.
Nếu gia đình bạn cũng đang sử dụng máy phát điện thì đây sẽ là những lưu ý quan trọng để bạn có thêm kiến thức và vận hành máy sao cho máy hoạt động được an toàn và bền lâu.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn chọn máy phát điện
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!