Cách tính toán công suất máy phát điện
Cách tính toán công suất máy phát điện
1. Mục đích, nhu cầu tính toán công suất máy phát điện
Khi chọn mua máy phát điện, ngoài vấn đề về chất lượng, giá thành, nhà cung cấp thì một yếu tố rất quan trọng khác mà bạn cần tính đến đó là công suất. Việc lựa chọn đúng công suất cần thiết sẽ giúp tránh được tình trạng dùng điện quá tải, gây chập điện hoặc hỏng hóc cho các thiết bị kết nối với máy phát điện hoặc gây lãng phí chi phí đầu tư và vận hành nếu chọn công suất quá lớn.
Trong thông số kỹ thuật của máy phát điện, công suất có 2 chỉ số mà bạn cần quan tâm đó là công suất dự phòng và công suất liên tục :
- Công suất dự phòng là công suất tối đa mà máy có thể đáp ứng dưới điều kiện hoạt động định kỳ. Qua đó một máy phát điện có khả năng cung cấp tải trong trường hợp mất điện lưới hay trong điều kiện kiểm tra có thể lên tới 200 giờ hoạt động mỗi năm, với các quy trình và chu kỳ bảo dưỡng được tiến hành theo chỉ định của nhà sản xuất. Công suất đầu ra cho phép trong vòng 24 giờ chạy máy không vượt quá 70% tải.
- Công suất liên tục là công suất mà máy có khả năng cung cấp liên tục khi cấp tải cố định và không giới hạn số giờ chạy máy mỗi năm, với các quy trình và chu kỳ bảo dưỡng được tiến hành theo chỉ định của nhà sản xuất. Công suất này cho phép máy chạy liên tục 24/24, thường được quy định bởi nhà sản xuất, công suất này được dùng cho các thiết bị có tải ổn định.
Trong đó, công suất liên tục luôn nhỏ hơn công suất dự phòng (bằng khoảng 0.8 công suất dự phòng), công suất liên tục cũng là thông số quan trọng nhất, là mức công suất mà máy có thể đáp ứng trong suốt thời gian hoạt động. Thông thường, với mỗi 12 giờ hoạt động, máy phát điện chỉ có thể đáp ứng công suất dự phòng trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
2. Công thức tính công suất máy phát điện:
Trong đó:
- kW (kilo Woatt): đơn vị đo công suất tiêu thụ điện, 1kW = 1000W
- kVA (kilo volt ampe): Đơn vị đo công suất dòng điện, 1kVA = 1000VA
- I: Ký hiệu của cường độ dòng điện – Đơn vị đo là A (ampe)
- U: Hiệu điện thế – Đơn vị là V (Volt)
- PF: Hệ số công suất. Trong lĩnh vực máy phát điện hệ số PF thường là: 0,8
Vậy khi đi mua máy phát điện điều bạn cần quan tâm đó là: Tổng kW tiêu thụ của các thiết bị tiêu thụ điện, sau đó tính toán để chọn được máy phát điện có công suất bao nhiêu kVA là phù hợp.
Để dễ hình dung, đây là công thức dễ dàng nhất để tính kW ra kVA như sau: kW=kVA* 0,8.
Ví dụ: Máy phát điện có công suất là 100kVA thì công suất kW = 100 * 0,8 = 80kW
Và ngược lại: Máy phát điện 80kW thì công suất kVA = 80/0,8 = 100kVA.
Làm sao để xác định công suất máy phát điện cho phù hợp
Trước tiên bạn cần ước tính tổng thể lượng công suất của các thiết bị điện đang sử dụng để phục vụ cho các hoạt động thường nhật, sản xuất, kinh doanh,… Ngoài ra, đối với các thiết bị, mô tơ có công suất lớn một vấn đề cần quan tâm nữa đó là phương thức khởi động của thiết bị là gì? Tùy thuộc vào phương thức khởi động, trình tự khởi động các thiết bị, mô tơ,… mà công suất máy phát điện để đáp ứng cũng khác nhau. Có các loại khởi động như khởi động trực tiếp, khởi động sao – tam giác, khởi động từ,…
Sau khi đã tính toán cân nhắc tất cả yếu tố về công suất tiêu thụ và phương pháp khởi động của các thiết bị điện, bạn chọn mua máy phát điện có công suất lớn hơn 10% – 25% công suất tiêu thụ thực tế là an toàn nhất.
Hy vọng với công thức và cách tính công suất máy phát điện trên đây sẽ giúp cho quý khách hàng có cơ sở tính toán để lựa chọn được máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng.
>> Tham khảo thêm: Các phương thức khởi động động cơ và lựa chọn thiết bị phù hợp
Người có nhu cầu sử dụng máy cần thiết phải am hiểu cơ bản về công suất. Nếu cần có thể tham khảo ý kiến từ bộ phận tư vấn chuyên nghiệp của công ty chúng tôi. Chúng tôi am hiểu và có chuyên môn về kỹ thuật sẽ giúp bạn chọn được chiếc máy phù hợp nhất với nhu cầu.
Máy phát điện MBA chuyên cung cấp/cho thuê máy phát điện của các thương hiệu: Mitsubishi, Yanmar, Komatsu, Kubota, Cummins, Isuzu,… công suất từ 15 – 600kVA được nhập khẩu từ Nhật Bản, Anh, Đức, Mỹ (máy đã qua sử dụng) và máy mới nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!